Việt Nam Cao su (cây)

Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề. Bạn cũng có thể cải thiện bài này, thảo luận về vấn đề trên trang thảo luận, hoặc là tạo bài viết mới nếu thích hợp.

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.

Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.[2] Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).

Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin... Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.

Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.

Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh.

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. Hiện nay, cây cao su đã được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc và Lai Châu được xem là thủ phủ của cây cao su ở khu vực này.

Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.

Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.

Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.

Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).[3] Tháng 05 năm 2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá. Nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chưa thực sự hiệu quả.

Theo số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam, đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây cao su tại Việt Nam đã đạt 910.500 ha với sản lượng ước đạt 863.600 tấn, giữ vị trí thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

Số liệu thống kê của ANRPC đến năm 2017, diện tích cây cao su ở Việt Nam đạt 969.700 ha với năng suất đạt 1.094.500 tấn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cao su (cây) http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://iasvn.org/tin-tuc/Phat-trien-cay-cao-su-o-V... http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=3... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=102... http://wcsp.science.kew.org/namedetail.do?name_id=... http://www.plantsoftheworldonline.org/taxon/urn:ls... http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-9892... http://legacy.tropicos.org/Name/12801400 http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=48349